Rối loạn hệ tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em, thường tái phát nhiều lần. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên có thể mang lại nhiều phiền toái và cản trở trực tiếp sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng bị giảm sút trầm trọng, nếu kéo dài tình trạng này có thể gây ra biến chứng như suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất trí tuệ và dễ mắc các bệnh lý khác trong quá trình sống. Vì vậy, trẻ cần được chăm sóc, phòng ngừa và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời và đúng đắn. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng. Một số nguyên nhân có thể kể ra như sau: Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến trẻ thích nghi kém và dễ mắc các chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong những giai đoạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo sự hướng dẫn của bác sĩ làm rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, tiêu diệt cả những nhóm vi khuẩn có lợi, thường gây ra tiêu chảy hay táo bón. Môi trường sống nhiễm bẩn, chứa nhiều ổ vi khuẩn làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm độc hơn. Cộng hưởng với sức đề kháng chưa hoàn thiện càng tạo điều kiện thuận lợi, dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn. Rối loạn hệ tiêu hóa có nhiều biểu hiện khác nhau bao gồm sự thay đổi về đại tiện như táo bón, tiêu chảy; đầy bụng, chướng hơi; đau bụng. Táo bón: dễ xuất hiện khi cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ và các loại đạm khó tiêu. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường sẽ trở nên biếng ăn, kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm phát triển hơn so với các trẻ đồng trang lứa. Tiêu chảy: trẻ đại tiện phân lỏng tóe nước trên 3 lần một ngày thì được xem là Đi ngoài phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy và kèm theo đầy bụng khó tiêu là bằng chứng của tình trạng loạn khuẩn trong đường ruột. Loạn khuẩn đường ruột được hiểu là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của trẻ. Theo sinh lý, đường ruột của một người bình thường khỏe mạnh có chứa tới 85% vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại chỉ chiếm 15%. Khi tỷ lệ này bị biến đổi, lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, vi khuẩn có hại tăng lên sẽ sinh ra triệu chứng đi cầu phân sống. Rối loạn tiêu hóa có thể được phòng ngừa bằng cách xây dựng và củng cố đường tiêu hóa tốt cho trẻ ngày từ những năm tháng đầu đời, thông qua các biện pháp sau: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và các chất khoáng. Giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường xung quanh, không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn bệnh. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc đau bụng, tiêu chảy, táo bón khác để điều trị khi trẻ có các biểu hiện của rối loạn hệ tiêu hóa vì chúng có thể làm bệnh tình nặng hơn và làm chậm trễ và giảm hiệu quả của việc điều trị sau này. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch và tránh được những căn bệnh nguy hiểm. Rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em được chẩn đoán dễ dàng với các biểu hiện thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng. Việc chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được xem xét để xác định các biến chứng và nguyên nhân gây ra bệnh cảnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Xác định đúng tác nhân gây bệnh và mức độ nặng của bệnh hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả sau đó. Trẻ sẽ được điều trị tùy theo triệu chứng mà trẻ biểu hiện như bổ sung nước, điện giải trong trường hợp tiêu chảy, và điều trị nguyên nhân đằng sau gây nên biểu hiện rối loạn tiêu hóa như cho dùng thuốc kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng đường ruột. Khi trẻ có các triệu chứng của rối loạn hệ tiêu hóa, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp cho trẻ. Việc tự ý điều trị tại nhà là nguy hiểm và không được khuyến cáo.Tổng quan bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nguyên nhân bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Triệu chứng bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Phòng ngừa bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ