Hệ thống nội tiết được xem như “nhạc trưởng” của cơ thể, bao gồm một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng hormone, giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là khả năng chuyển hóa năng lượng giúp các tế bào và cơ quan vận hành. Hoạt động của hệ thống này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục và tâm trạng của cơ thể. Các tuyến nội tiết chính của cơ thể bao gồm: Vùng dưới đồi: Vùng này có mối liên hệ mật thiết qua đường mạch máu và đường thần kinh với tuyến yên. Các hormon do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo những con đường này đến dự trữ hoặc tác động (kích thích hoặc ức chế) đến chức năng của tuyến yên. Các hormon do tuyến này tiết bao gồm TSH - TRH, ACTH – CRH, FSH và LH-GnRH, Prolactin – PIH, ADH, oxytocin. Tuyến yên: Nằm ở đáy não đằng sau các xoang, nó còn được gọi là “tuyến chủ” bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến các tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Tuyến yên gồm các hormon GH, Prolactin, ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein...Tùy thuộc vào từng loại hormon mà tuyến yên có các chức năng khác nhau như quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Tuyến tùng: tuyến này nằm gần trung tâm của não bộ và có thể sản xuất các nội tiết tố điều khiển giấc ngủ. Tuyến giáp trạng: nằm ở hai bên và phía trước khí quản, ngay dưới thanh quản. Hai hormon quan trọng của tuyến giáp là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Tetraiodothyronine). Chức năng của tuyến giáp là điều hòa sự trao đổi chất. Tuyến cận giáp: nằm ngay sau tuyến giáp, hormon tuyến cận giáp là Parahormon – PTH, có tác dụng lên xương, thận, ruột,… của cơ thể. Tuyến ức: nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức, là cơ quan quan trọng tạo hệ miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch lympho T từ dạng tế bào non thành tế bào trưởng thành và có chức năng miễn dịch. Tuyến tụy: nằm sau phúc mạc, thực hiện cả chức năng nội tiết và ngoại tiết. Tuyến thượng thận: nằm phía trên của hai quả thận, tiết ra các hormone giúp cân bằng cơ thể. Tuyến này tiết ra 2 hormon quan trọng là catecholamin và cortisol. Nồng độ hormone trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp, đều dẫn đến nội tiết tố bị rối loạn. Các bệnh và rối loạn nội tiết cũng xảy ra nếu cơ thể không đáp ứng với kích thích tố theo cách nó được yêu cầu. Khi hệ thống nội tiết tố ở trạng thái bình thường, các hormone sẽ giúp cân bằng trao đổi chất của cơ thể và chức năng sinh lý. Nếu vì 1 lý do nào đó làm sự cân bằng trên bị phá vỡ sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Gồm 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh lý rối loạn nội tiết: Một tuyến nội tiết nào đó của cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố, được gọi là sự mất cân bằng hormone. Sự phát triển của các tổn thương trong hệ thống nội tiết (chẳng hạn như các nốt hoặc khối u). Sự bài tiết các hormon trong cơ thể được điều hòa chủ yếu bằng cơ chế điều hòa ngược mà các tín hiệu điều hòa xuất phát từ các tuyến yên hoặc các tuyến ngoại biên khác. Khi cơ chế điều hòa này có vấn đề sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm nội tiết tố. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố có thể được ghi nhận qua các biểu hiện như: Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, buồn chán, thất vọng và đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực. Sự căng thẳng về tâm lý, áp lực, stress kéo dài và không rõ nguyên nhân. Da nhiều mụn: sự mất cân bằng nội tiết tố làm da tiết nhiều dầu, bã nhờn dẫn đến làm tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Ở nam giới, rối loạn nội tiết tố biểu hiện bằng tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, mãn dục sớm, trầm cảm, mức độ tập trung kém, cơ bắp bị nhão, lông tay và lông chân thưa thớt,... Ở nữ giới, khi bị rối loạn nội tiết thường xuất hiện các biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, huyết áp tăng bất thường, tăng nguy cơ hiếm muộn, rậm lông, liên tục mắc các bệnh phụ khoa,... Khi tình trạng rối loạn nội tiết xảy ra sẽ dẫn đến cơ thể bị rất nhiều bệnh lý: Rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường là tình trạng rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất trên lâm sàng hiện nay. Suy thượng thận hay còn gọi là bệnh Addison, biểu hiện khi bệnh nhân bị suy thượng thận bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp (đặc biệt là khi đứng dậy), và đôi khi bị hạ đường huyết. Hội chứng Cushing: Hiếm gặp, các triệu chứng của hội chứng Cushing gồm biểu hiện béo phì thân trên, mặt tròn, có xuất hiện mỡ quanh vùng cổ và cánh tay, cẳng chân thì lại có dấu hiệu gầy. Hội chứng này nếu xảy ra ở trẻ em thì thường có xu hướng mắc béo phì và chậm phát triển. Bệnh khổng lồ (acromegaly) và các vấn đề rối loạn nội tiết tố tăng trưởng khác: Bệnh lý này xảy ra do sự tăng quá mức lượng hormone khi còn nhỏ, phần lớn thể hiện qua chiều cao và kích thước cơ thể của đứa trẻ. Cường giáp: Là bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin), các triệu chứng thường gặp khi bị cường giáp là tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, gầy sút cân, bướu cổ... Suy giáp: Là tình trạng chức năng tuyến giáp bị suy giảm, tuyến giáp sản xuất hormon quá ít so với nhu cầu cần thiết của cơ thể, do đó dẫn đến tổn thương ở các mô, cơ quan và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Triệu chứng thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Hội chứng buồng trứng đa nang: Xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ, nó liên quan đến độ mất cân bằng hormone và kháng insullin, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Dậy thì sớm: Là tình trạng dậy thì quá sớm ở các trẻ, nguyên nhân là do các tuyến “báo động giả” khiến nội tiết tố tình dục giải phóng quá sớm. Tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… Cần phải có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học như ăn đúng và đủ bữa, bổ sung một lượng chất béo vừa phải, cân đối giữa thịt và rau củ, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể… để quá trình sản xuất nội tiết tố hoạt động tốt hơn. Sử dụng các loại thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là nên dùng thực phẩm hữu cơ và rau tự trồng. Hạn chế, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Ngủ đủ giấc, hạn chế và tốt nhất nên tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức, stress… Sử dụng thuốc tránh thai và các loại thuốc điều trị bệnh cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc tránh thai. Cần xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng rối loạn nội tiết tố. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết dễ thấy nhất ở bệnh nhân là tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài. Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ của các nội tiết tố trong cơ thể. Chẩn đoán hình ảnh: phương pháp này có giá trị chẩn đoán xác định vị trí một nốt hoặc khối u. Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày một cách hợp lý: Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho một người khỏe mạnh là 1,5 - 2 lít nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh,... Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,... Bổ sung các các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega - 3, Omega - 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành,... Điều trị các bệnh, các hội chứng về tiêu hóa vì các vấn đề về tiêu hóa có thể ảnh hưởng việc kích thích các phản ứng tự miễn như rối loạn viêm khớp, tuyến giáp,... Tập thể dục mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sức có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố cần thiết giúp cần bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, cafe, rượu… Không nên sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi, cần theo chỉ định của bác sĩ. Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin D3, cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày cho người 19-70 tuổi, 800 IU mỗi ngày cho người trên 70 tuổi. Tuy nhiên đối với người sống ở vùng tối, trong mùa đông cần bổ sung khoảng 2.000 IU đến 5.000 IU vitamin D3 mỗi ngày.Tổng quan bệnh Rối loạn nội tiết tố
Nguyên nhân bệnh Rối loạn nội tiết tố
Triệu chứng bệnh Rối loạn nội tiết tố
Đường lây truyền bệnh Rối loạn nội tiết tố
Phòng ngừa bệnh Rối loạn nội tiết tố
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn nội tiết tố
Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn nội tiết tố