Bệnh gan mắc phải ở trẻ em không thực sự phổ biến vì vậy các rối loạn gan ở trẻ em chủ yếu là do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa do sự chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và giải phẫu Rối loạn gan của trẻ em có thể biểu hiện như tăng bilirubin máu, gan to, suy tế bào gan, xơ gan, nang gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc bệnh toàn thân thứ phát của bệnh gan. Những ảnh hưởng này có thể đe dọa tới mạng sống của trẻ nên cần theo dõi và điều trị kịp thời Nguyên nhân rối loạn gan ở trẻ em rất đa dạng nhưng chủ yếu bắt nguồn từ sự chưa hoàn thiện của gan hoặc các dạng rối loạn làm tăng bilirubin Sự chưa hoàn thiện của gan trẻ em có thể do: Sự thay đổi quá trình chuyển hóa và thanh lọc các độc tố nội sinh, ngoại sinh, các phức hợp độc tố khiến nồng độ các chất độc tố tăng nhanh hơn ở bệnh nhi Nồng độ các chất glutathione peroxidase và glutathion S-transferase thường thấp ở trẻ nhỏ làm gan trẻ dễ tiếp xúc với các tổn thương oxy hóa Sự hoán chuyển từ mẹ sang con quá trình thanh lọc và chuyển hóa Bilirubin gián tiếp gây nên vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh Tăng Bilirubin máu do nhiều nguyên nhân: Tăng sản xuất Bilirubin: do tan máu hoặc bất đồng nhóm máu hệ ABO hay Rhesus và các nhóm máu nhỏ khác hoặc các bệnh lý bẩm sinh, khiếm khuyết men hồng cầu G6PD Giảm tiếp nhận Bilirubin tại tế bào gan: do thiểu năng tuyến giáp hoặc thiếu năng hormon giới tính, giảm albumin máu, giảm protein máu hoặc do các protein này bị các thuốc chiếm giữ Bất thường gắn kết nội bào hoặc dự trữ Bilirubin trong tế bào gan: hiếm gặp và thường do khiếm khuyết hay thay đổi men Glutathion S-transferase (GST) Sự kết hợp Bilirubin không hữu hiệu trong tế bào gan: giảm hoạt động men bilirubin UDP- glucuronyl transferase Thay đổi trong quá trình bài tiết Bilirubin qua màng canalicular vào ống mật Bất thường cấu trúc của hệ thống ống dẫn mật: teo ống mật ngoài gan, ứ mật ở các ống dẫn mật trong gan hoặc nang ống dẫn mật Trẻ bị rối loạn gan thường biểu hiện các triệu chứng như sau: Biểu hiện vàng da, vàng mắt thể hiện sự ứ đọng quá nhiều Bilirubin trong máu Dấu hiệu sưng ở bụng và chi dưới: trẻ trướng bụng hoặc sưng chi dưới rất có thể bị bệnh gan Nước tiểu đậm màu: trẻ có vấn đề về gan có nước tiểu sậm màu do có sự tích tụ của bilirubin trong máu, cũng là dấu hiệu của sự mất nước Phân nhạt màu hoặc màu trắng: do bất thường về thải trừ Bilirubin, nếu phân chứa máu hoặc dịch màu thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh gan Ngoài ra, trẻ bị rối loạn gan thường ăn không ngon miệng, hay nôn trớ, ngủ khó đánh thức, đôi khi còn hôn mê và không tăng cân trong thời gian dài Rối loạn gan ở trẻ em có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào đặc biệt là rối loạn gan ở trẻ em dưới 1 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ Trẻ có nhiễm trùng sơ sinh từ mẹ hoặc nhiễm trùng mắc phải Trẻ sinh ra có mẹ bị viêm gan B Trẻ chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc hoặc độc tố Trẻ có tình trạng tim bẩm sinh Trẻ gặp vấn đề về quá trình chuyển hóa hoặc miễn dịch Để phòng ngừa các rối loạn gan cho trẻ cần cho trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B ngay khi mới sinh. Với trẻ sinh ra từ mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần được tiêm thuốc dự phòng ngay Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn góp phần phòng bệnh gan ở trẻ em do virus Trẻ lớn cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất Xây dựng môi trường vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh xung quanh trẻ, tăng thời gian vận động ngoài trời cho trẻ Khi trẻ có bất cứ biểu hiện nào cần đến cơ sở y tế khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời Các bệnh lý gây rối loạn gan rất đa dạng vì vậy ngoài những triệu chứng hướng tới bệnh gan cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân phối hợp: Xét nghiệm máu: là một nhóm xét nghiệm chức năng gan dùng để chẩn đoán chính xác bệnh gan mắc phải hay di truyền Các xét nghiệm hình ảnh như CT Scanner, MRI hay siêu âm giúp phát hiện được các tổn thương gan Sinh thiết gan được chỉ định khi cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh Đối với trẻ sơ sinh thì rối loạn gan cần chú ý nhất là vàng da bệnh lý với 2 phương pháp điều trị chính gồm: Chiếu đèn: phương pháp rất an toàn và hiệu quả, dễ thực hiện cho mọi trường hợp vàng da Thay máu: là biện pháp cuối cùng đối với trẻ vàng da nặng khi chiếu đèn không còn hiệu quả giúp lấy nhanh Bilirubin trong máu và giảm được Bilirubin ở ngoài tổ chức Chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng không kém trong điều trị rối loạn gan ở trẻ em. Vậy rối loạn gan ở trẻ em nên ăn gì? Trong 6 tháng đầu tiên trẻ nếu có rối loạn gan vẫn cần được bú mẹ hoàn toàn, bú nhiều hơn bình thường và cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn để có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể phòng bệnh Trẻ lớn hơn bị rối loạn gan thì cần duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm thức ăn, đầy đủ khẩu phần để tăng cường sức đề kháng và phát triển Tổng quan bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Triệu chứng bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Đối tượng nguy cơ bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn gan ở trẻ em
Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn gan ở trẻ em