Ngoại tâm thu là gì? Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Thông thường, nhịp đập của tim được điều khiển bởi nút xoang hay còn gọi là nút xoang nhĩ nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang sẽ phát ra các xung động điện học đều đặn, các xung động này sẽ được dẫn truyền đến các tâm nhĩ rồi tới tâm thất làm cho các buồng tim co bóp nhịp nhàng. Nếu xuất hiện một xung động bất thường từ một vùng nào đó của cơ tim khác nút xoang, nhịp tim sẽ trở nên bị nhiễu loạn, tạo nên nhát bóp sớm của tim khi tim chưa chứa được lượng máu đầy đủ. Hiện tượng này gọi là ngoại tâm thu. Tùy theo vị trí xuất hiện các xung động điện thất thường mà người ta chia ngoại tâm thu ra làm hai loại gồm ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất. Ngoại tâm thu nhĩ là gì? Ngoại tâm thu nhĩ là hiện tượng các xung động bất thường từ tâm nhĩ tạo nên nhát bóp sớm của tim, nhịp tim sẽ sớm hơn bình thường. Nhịp tim này thường yếu nên sau đó tim sẽ tạm nghỉ một thời gian ngắn để đập một nhịp mạnh nhằm tống máu còn tích lũy ra khỏi buồng tim. Triệu chứng thường gặp là người bệnh cảm thấy hụt hẫng trong lồng ngực, tim bỏ nhịp, tim đập mạnh hơn, tim tạm dừng trong thời gian ngắn,… Ngoại tâm thu thất hay còn gọi là ngoại tâm thu trên thất là khi các xung động bất thường của tim bắt nguồn từ tâm thất (hai buồng tim dưới). Các xung động bất thường này làm tim co bóp quá sớm, máu từ tim sẽ không cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Ngoại tâm thu thất có thể xuất hiện ở người khỏe mạnh bình thường vài lần trong ngày và không gây nguy hiểm gì nhưng nếu ngoại tâm thu thất xuất hiện trên một người đã mắc các bệnh tim mạch sẽ là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Một số cách kích hoạt, các bệnh lý về tim hoặc các rối loạn trong cơ thể có thể làm cho điện của các tế bào trong tâm thất không ổn định gây nên những cơn co bóp sớm. Nguyên nhân bệnh có thể do: Nồng độ adrenaline trong cơ thể tăng cao do tập thể dục, các thức uống chứa caffein hoặc do stress, lo lắng. Do sử dụng nhiều rượu, ma túy, thuốc lá. Một số thuốc có thể gây ngoại tâm thu thất như : thuốc chống loạn nhịp, các Digitalis, Anthracyclin, theophylline, aminophylline, Azathioprine , cocaine, Catecholamin,... Thay đổi, mất cân bằng điện giải trong cơ thể: giảm K+ hay gây ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim cấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang dùng digitalis, bệnh nhân suy thận sau khi lọc thận hoặc 6 giờ sau lọc thận. Các bệnh lý về tim mạch gây tổn thương cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp hoặc nhiễm trùng cơ tim. Các nguyên nhân khác như: bệnh nhân mắc các bệnh u tim, xạ trị tim, đái tháo đường, tăng thông khí, loạn dưỡng cơ,... Có một số bệnh nhân sẽ không thấy có triệu chứng gì nhưng đa số người bệnh sẽ cảm giác hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực, cảm giác hẫng hụt trong ngực. Các triệu chứng khác có thể gặp là: cuồng nhĩ, mạch đập loạn nhịp, cảm giác tim đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Khi các bác sĩ thăm khám lâm sàng, sờ mạch sẽ thấy có những nhát bóp tim rất yếu, sau đó là một khoảng nghỉ dài hơn. Trong một số trường hợp, mạch chậm chỉ bằng một nửa so với tần số tim nếu nghe tim đồng thời (khi ngoại tâm thu thất kiểu nhịp đôi). Các biến chứng của ngoại tâm thu thất: Nếu các cơn ngoại tâm thu thất xuất hiện thường xuyên, người bệnh có nguy cơ loạn nhịp tim. Cùng với các bệnh lý tim mạch có sẵn, các cơn co thắt sớm thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim hỗn loạn, nhịp tim nguy hiểm và nguy cơ đột tử do tim. Các dấu hiệu cảnh báo một ngoại tâm thu thất nguy hiểm là: Số lượng ngoại tâm thu nhiều xảy ra ở một bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Hình ảnh trên điện tâm đồ là ngoại tâm thu thất đi thành từng chùm, nhịp đôi, nhịp ba, ngoại tâm thu thất đến sớm, ngoại tâm thu thất đa dạng, đa ổ. Những đối tượng có nguy cơ cao bị ngoại tâm thu thất là: Người sử dụng nhiều caffein, thuốc lá, rượu bia, ma túy. Người vận động thể lực quá mức Người thường xuyên stress, lo lắng quá mức Bệnh nhân cao huyết áp. Người có sẵn các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành,… Để hạn chế các nguy cơ mắc ngoại tâm thu thất cũng như hạn chế những hạn chế diễn biến ở những bệnh nhân đã mắc bệnh, nên thực hiện những thói quen sau đây: Hạn chế những yếu tố có thể gây rối loạn nhịp tim: rượu, thuốc lá, caffein,… Tập thể dục, yoga với mức độ phù hợp để nâng cao thể lực, giảm căng thẳng. Kiểm soát tốt bệnh tim mạch sẵn có, sử dụng các thuốc điều trị đều đặn, thực hiện chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ, vitamin. Để chuẩn đoán bệnh ngoại tâm thu thất, các bác sĩ có thể chỉ định: Điện tâm đồ: giúp phát hiện nhịp đập sớm của tim, hình ảnh của ngoại tâm thu thất trên điện tâm đồ là một nhát bóp sớm, phức bộ QRS giãn rộng, hình thù khác biệt so với nhát bóp sinh lý bình thường. Sóng T và đoạn ST đảo hướng so với QRS và không có sóng P đi trước. Ngoại tâm thu thất có thể có nhiều hình dáng khác nhau trên cùng chuyển đạo, nhiều ổ khác nhau. Các thăm dò khác bao gồm: Các xét nghiệm cơ bản, đặc biệt lưu ý đến rối loạn điện giải đồ máu. Siêu âm tim giúp phát hiện các tổn thương tim. Holter điện tim để xác định các thời điểm ngoại tâm thu thất xuất hiện, mức độ nguy hiểm và số lượng ngoại tâm thu thất xuất hiện trong 24 giờ. Trong một số trường hợp nhất định có thể sử dụng nghiệm pháp gắng sức thể lực để phân biệt các ngoại tâm thu cơ năng (xuất hiện ở người không có bệnh tim thực tổn) hay thực tổn ( người có bệnh tim thực tổn),… Kiểm tra nồng độ các thuốc trong máu: nếu bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mà nghị ngờ là nguyên nhân gây rối loạn nhịp nên làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ thuốc trong máu. Thực hiện các xét nghiệm về men tim nếu nghi ngờ bệnh nhân có nhồi máu cơ tim, đặc biệt trong bệnh cảnh cấp tính. Ngoại tâm thu có chữa được không? Việc điều trị hay không điều trị ngoại tâm thu thất tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Cập nhật điều trị ngoại tâm thu thất hiện nay theo hướng như sau: Không cần điều trị vì bệnh thường lành tính và tiên lượng tốt. Chỉ bắt đầu điều trị ở những bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng dồn dập như đau ngực, khó thở. Việc điều trị bắt đầu bằng thay đổi lối sống như bỏ các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá,...), tập luyện thể dục. Chú ý đến các thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây ngoại tâm thu thất và chú ý điều chỉnh điện giải máu. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả có thể chuyển sang dùng thuốc. Thuốc lựa chọn đầu tay để điều trị ngoại tâm thu thất cơ năng là thuốc chẹn bêta giao cảm liều thấp. Có thể dùng Propranolol 5-20mg, 4 lần/ngày hay các thuốc bêta khác với liều lượng tương đương. Thường gặp nhất là ngoại tâm thu thất có nguy cơ chuyển thành nhịp nhanh thất hoặc rung thất ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp, hở động mạch chủ cấp,viêm cơ tim cấp, viêm màng ngoài tim, hội chứng Prinzmetal, sau can thiệp động mạch vành... Ở trường hợp này, thuốc sử dụng hàng đầu là Lidocain tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ. Nếu Lidocain không có tác dụng hoặc bệnh nhân không dung nạp được, có thể sử dụng Procainamid để thay thể. Ngoại tâm thu thất sau nhồi máu cơ tim và suy tim: Thuốc ức chế bêta được chỉ định cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim không triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ nếu ngoại tâm thu thất là nguy hiểm. Amiodarone được chỉ định khi bệnh nhân suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim. Tùy từng trường hợp có thể chỉ định đặt máy phá rung tự động trong tim. Ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại hay dãn nở, đây là yếu tố có nguy cơ gây tử vong. Hiệu quả của các thuốc chống loạn nhịp trong trường hợp này là chưa chắc chắn. Thuốc thường dùng là : thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn bêta. Ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân sa van 2 lá: thuốc dùng hàng đầu là nhóm ức chế bêta.Tổng quan bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Nguyên nhân bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Triệu chứng bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Đường lây truyền bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Phòng ngừa bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
Các biện pháp điều trị bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
1. Đối với những ngoại tâm thu thất cơ năng ở những bệnh nhân không có bệnh tim mạch:
2. Đối với ngoại tâm thu thất thực tổn trên bệnh nhân có bệnh tim mạch cấp tính:
3. Đối với ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân có bệnh tim mạn tính: