Mụn rộp sinh dục là bệnh gì? Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do siêu vi Herpes simplex virus (viết tắt là HSV) gây ra. Theo thống kê tại Mỹ, có ít nhất 50 triệu người, trong đó có khoảng 1⁄6 người trưởng thành bị nhiễm HSV. Mụn rộp sinh dục ở nữ giới phổ biến hơn là mụn rộp sinh dục ở nam giới. Nhiễm siêu vi HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét hoặc người bệnh bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra do đó gây khó khăn trong việc ngăn chặn lây lan. Mụn rộp sinh dục ở phụ nữ đang mang thai có thể làm sảy thai, sinh non hoặc lây truyền cho con. Em bé bị mụn rộp sinh dục bẩm sinh (mụn rộp sơ sinh) có nguy cơ bị tổn thương não, mù mắt, mờ mắt, thậm chí là tử vong do nhiễm khuẩn máu. Bệnh mụn rộp sinh dục còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh xã hội như HIV, Nguyên nhân mụn rộp sinh dục là do siêu vi HSV gây ra. Siêu vi này có 2 chủng: HSV-1 và HSV-2. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của mụn rộp sinh dục là HSV-2. HSV-1 thường gây ra vết loét xuất hiện trên miệng, môi và mắt, tuy nhiên HSV-1 đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Bình thường có khoảng 10% người lành mang siêu vi nhưng không có biểu hiện lâm sàng, hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ. Người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng nhẹ hoặc nhầm lẫn với tình trạng khác ở da, vì vậy, hầu hết những người nhiễm mụn rộp đều không biết mình bị bệnh. Trong điều kiện sức khỏe giảm sút, viêm nhiễm, sức đề kháng giảm thì siêu vi sẵn có trong cơ thể trở thành gây bệnh gây nên mụn rộp ở bộ phận sinh dục (mụn rộp sinh dục) hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Khi một người bị nhiễm HSV lần đầu tiên, các triệu chứng mụn rộp sinh dục sẽ xuất hiện khoảng 2 đến 10 ngày sau khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của đợt bùng phát đầu tiên có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần bao gồm: Các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn Vết loét: xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng. Các vết loét thường tập trung lại thành cụm, khu vực xuất hiện vết loét sẽ bị sưng và đau. Người bệnh mụn rộp sinh dục khi quan hệ tình dục sẽ đau rát, giảm khoái cảm, đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, nặng hơn có thể đi tiểu ra máu hoặc dịch mủ. Sau đó, vết loét vỡ ra và giải phóng chất lỏng. Sau một khoảng thời gian, các vết loét sẽ khô và lành lại mà không để lại sẹo. Ở nam giới, các thương tổn xảy ra trên quy đầu dương vật, thân dương vật hoặc các phần khác của vùng sinh dục như mặt trong của đùi, trên mông, hay hậu môn. Ở phụ nữ, thương tổn xuất hiện trên hoặc gần xương mu, ở môi nhỏ, âm vật, âm hộ, mông hay hậu môn. Viêm hậu môn và trực tràng do siêu vi HSV là dấu hiệu phổ biến đối với những người bị lây nhiễm do giao hợp hậu môn Những người bị bộc phát mụn rộp lần đầu có thể bị bùng phát trở lại, đặc biệt là khi bị nhiễm HSV-2. Bệnh có thể tiềm ẩn trong cơ thể người bệnh trong suốt phần đời còn lại, nhưng số lần bộc phát có xu hướng giảm dần theo thời gian. Những lần tái phát lặp lại thường ngắn hơn và ít trầm trọng hơn so với lần đầu. Các triệu chứng của Herpes tái phát: Cảm giác nóng rát, ngứa ran gần nơi siêu vi xâm nhập vào cơ thể Đau ở lưng, mông, đùi hoặc đầu gối Vết loét có thể xuất hiện. Các vết loét sẽ lành nhanh hơn trong vòng 3 đến 7 ngày. Ngoài ra, đợt tái phát thường ít đau hơn so với lần đầu. Thường không có sốt hoặc sưng ở vùng sinh dục Bệnh mụn rộp sinh dục rất dễ lây lan cho người khác, người mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường như: Từ mẹ truyền sang con: phụ nữ mang thai bị nhiễm siêu vi HSV có thể truyền bệnh cho con trong khi mang thai (qua nước ối), trong khi sinh (khi thai nhi đi ngang qua bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh của mẹ) hoặc sau khi sinh (khi trẻ tiếp xúc với vết loét trên cơ thể mẹ bị bệnh). Tuy nhiên, siêu vi HSV không đi qua sữa mẹ. Lây truyền qua đường tình dục: do quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn với người bệnh. Lây truyền qua đường máu: do dùng chung kim tiêm hoặc khi truyền máu (nhận máu từ người bệnh) Tiếp xúc trực tiếp với vết loét, nước bọt và da vùng miệng của người bị nhiễm mụn rộp ở miệng, nước bọt và da vùng sinh dục của người bị nhiễm mụn rộp sinh dục (HSV có thể có mặt trên da ngay cả khi không có vết loét). Lây truyền do dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh Người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình Người có thói quen sinh hoạt không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể bùng phát và gây bệnh Người có sức đề kháng kém hoặc đang trong tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch Trẻ sơ sinh, thai nhi (lây truyền từ mẹ) Người được truyền máu Nếu mẹ bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục: Trong thai kỳ: dùng thuốc chống siêu vi cho đến cuối thai kỳ. Thuốc có thể làm giảm triệu chứng của mụn rộp sinh dục tại thời điểm sinh. Trong giai đoạn chuyển dạ sinh: bác sĩ thường chỉ định sinh mổ cho những trường hợp mẹ có sang thương mụn rộp ở vùng sinh dục Sau khi sinh: cần che chắn, không cho bé tiếp xúc với vết loét trên cơ thể mẹ. Nếu mẹ có vết loét trên vú, không cho bé bú từ vú đó Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bao cao su không thể che hết được tất cả các vết loét mụn rộp. Ngoài ra, siêu vi HSV có thể hiện diện ở các vùng da bị bị bệnh trước khi vết loét xuất hiện. Do đó, bao cao su có thể sẽ không bảo vệ triệt để khỏi bị mụn rộp sinh dục. Nếu có quan hệ với người bị mụn rộp sinh dục, cần: Bạn tình uống thuốc chống mụn rộp hàng ngày Tránh quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi bạn tình có các triệu chứng của mụn rộp sinh dục (tức là khi bệnh bộc phát) Nếu quan hệ tình dục qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng. Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ tình dục sạch sẽ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh. Không dùng chung vật dụng cá nhân: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... Vệ sinh bồn tắm, bồn cầu và nhiều vật dụng khác trước khi sử dụng Khám lâm sàng: quan sát sang thương mụn rộp sinh dục Xét nghiệm: Xét nghiệm máu: tìm kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại siêu vi Mụn rộp sinh dục khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Điều trị mụn rộp sinh dục càng sớm càng có hiệu quả. Liệu pháp ức chế: sử dụng thuốc kháng siêu vi có thể giúp: Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát. Giảm số lượng các lần tái phát (nếu được sử dụng hàng ngày) Ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài (trong một số trường hợp) Giảm nguy cơ truyền siêu vi HSV từ người bị mắc phải cho người khác Thuốc kháng siêu vi dạng uống có hiệu quả cao trong điều trị cả hai thể nguyên phát và thứ phát và có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh bao gồm: acyclovir, valacyclovir và famciclovir. Acyclovir là một thuốc kháng siêu vi được sử dụng chống lại siêu vi Herpes, thủy đậu, và Epstein-Barr virus. Thuốc này làm giảm đau và giảm mức độ thương tổn trong thời gian đầu của Herpes sinh dục đồng thời làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát. Valacyclovir giúp làm giảm các cơn đau, giảm các cảm giác khó chịu và chữa lành các vết loét nhanh hơn. Famciclovir giúp điều trị tại ổ siêu vi giúp các tổn thương mau lành, đồng thời ngăn ngừa chống phát triển bệnh. Tuy nhiên nên thận trọng dùng thuốc với người có tiền sử mắc bệnh thận Cần khám và tư vấn đầy đủ trước khi có chỉ định sử dụng thuốc. Tổng quan bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Nguyên nhân bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Triệu chứng bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Đường lây truyền bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Đối tượng nguy cơ bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Phòng ngừa bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục
Các biện pháp điều trị bệnh Mụn rộp (herpes) sinh dục