Mù mắt là tình trạng mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh có thể thấy mờ dần dần hoặc đột ngột mất thị lực không nhìn thấy gì, tình trạng này có thể thoáng qua hoặc mù vĩnh viễn không hồi phục. Tình trạng mờ mắt nhanh là một cấp cứu y tế, có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra di chứng, biến chứng làm tổn thương mắt vĩnh viễn. Mù mắt có thể xảy ra khi người bệnh bị tổn thương các thành phần trên đường dẫn truyền thị giác như não bộ, dây thần kinh thị giác, võng mạc, giác mạc, thể thủy tinh, … Mù mắt có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh (mù mắt bẩm sinh) và không phân biệt giới tính, nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị mù mắt. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra mù mắt, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Chấn thương mắt Bỏng mắt Viêm loét giác mạc Viêm màng bồ đào cấp Glaucoma góc đóng cấp Xuất huyết dịch kính Tắc động mạch trung tâm võng mạc Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc Bong võng mạc Viêm thần kinh thị giác cấp tính Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể do lão hóa Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người mắc một số loại bệnh như đái tháo đường, .. hoặc có thể do dùng thuốc corticosteroid kéo dài Đục thủy tinh thể do chấn thương Những bệnh lý có thể gây ra mù mắt bẩm sinh ở trẻ em là: Glaucoma bẩm sinh còn gọi là cườm nước Đục thủy tinh thể bẩm sinh còn gọi là Bệnh Bướu nguyên bào võng mạc Những nguyên nhân có thể gây ra mù mắt tạm thời bao gồm: Tắc mạch máu do huyết khối hoặc mảng bám (những mảnh nhỏ của cholesterol hay chất béo) Hẹp mạch máu Mất thị lực: người bệnh cảm thấy như có bóng râm hay tấm màn phủ lên mắt Có thể kèm theo các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ, nhức đầu, chóng mặt Bệnh glaucoma giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên đa số bệnh nhân đến khám đều đã ở giai đoạn muộn. Bệnh thường có các dấu hiệu sau: Glaucoma góc mở: là loại thường gặp nhất và tiến triển âm thầm Giảm thị lực từ từ, giảm thị lực khi vào nơi thiếu ánh sáng Đôi khi có nhức đầu, cảm giác nặng mắt khi làm việc nặng hoặc nhìn mờ như sương mù, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn đèn Glaucoma góc đóng: phổ biến hơn ở những bệnh nhân gốc Á Giai đoạn cấp tính: bệnh nhân đau mắt dữ dội, giảm hoặc mất thị lực nhanh chóng, cần điều trị cấp cứu Giai đoạn mãn tính: triệu chứng giống như bệnh glaucoma góc mở ở giai đoạn sớm, không có triệu chứng rõ ràng Giai đoạn muộn: thu hẹp thị trường và giảm thị lực. Glaucoma bẩm sinh: Mắt trẻ to ra hơi khác thường, mắt không trong suốt, trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt khi ra nắng, chảy nước mắt sống. Nếu bệnh chỉ xảy ra ở một mắt, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt về màu sắc và kích thước giữa hai mắt: mắt to và màu xanh thường là mắt bệnh. Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm: Nhìn mờ. Có cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng (thấy chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh hoặc thấy quầng sáng quanh đèn). Nhìn màu có cảm giác bị nhạt hơn. Thị giác kém hơn vào ban đêm. Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình. Độ kính đang đeo bị thay đổi thường xuyên. Thị lực nhìn gần trở nên tốt hơn trong giai đoạn đầu, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ bị giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn. Bệnh bướu nguyên bào võng mạc là bệnh ung thư ở mắt, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh biểu hiện rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Những biểu hiện thường thấy của bệnh ở giai đoạn tương đối muộn là: Đồng tử trắng: mắt bé sáng trắng, nhất là vào ban đêm như mắt mèo Lé nhẹ Mắt đỏ, đau nhức Giảm thị lực Sưng tấy hốc mắt Lồi mắt Chảy máu trong mắt không do chấn thương Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mù mắt bao gồm: Nồng độ cholesterol máu cao Tăng huyết áp Hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh glaucoma là: Người trên 60 tuổi Gia đình có người thân bị bệnh glaucoma Người bị viễn thị hoặc cận thị nặng Tự ý thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể là: Lớn tuổi Bệnh đái tháo đường Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời Chấn thương hoặc viêm nhiễm mắt Phẫu thuật mắt Sử dụng các thuốc nhóm corticosteroid trong thời gian dài Hút thuốc lá Những đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là: Trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5-2kg nhưng bị ngạt khi sinh, cần nằm lồng ấp, phải thở oxy kéo dài hoặc có những bệnh khác kèm theo Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5-2kg và đa thai (sinh đôi, sinh ba) Những biện pháp góp phần phòng ngừa mù mắt bao gồm: Kiểm soát đường huyết (đối với với bệnh nhân đái tháo đường) Kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu Tuân thủ điều trị các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính có thể gây ra mù mắt Không hút thuốc lá. Khám mắt định kỳ hàng năm để điều chỉnh tật khúc xạ hoặc để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý dẫn đến mù mắt. Khám mắt, kiểm tra thị lực, soi đáy mắt Xét nghiệm: Siêu âm tim: tìm huyết khối trong tim và quan sát quá trình di chuyển đến não. Chụp động mạch cộng hưởng từ (MRA) Chụp mạch máu Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mù mắt mà áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Dùng thuốc: aspirin hoặc thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối. Phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn trong trường hợp tắc mạch máu bằng phương pháp bơm bóng đặt mạch máu nhân tạo dạng lưới. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể: Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho người bệnh đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật lấy thủy tinh thể là cách điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa mắt và là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể và giúp bệnh nhân quyết định cách tốt nhất: Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể (hay còn gọi là phương pháp phaco): bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc, sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng có tần số siêu âm làm thủy tinh thể mềm nhuyễn, sau đó được hút hoàn toàn ra ngoài. Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bệnh nhân suốt đời, giúp bệnh nhân cải thiện thị lực. Điều trị trẻ bị glaucoma: Phẫu thuật giải áp Sau mổ, tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được đo nhãn áp, kiểm tra thị lực và soi đáy mắt Điều trị trẻ bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám từ vài ngày cho đến vài tuần một lần. Trẻ cần được theo dõi sát liên tục để xem xét chỉ định can thiệp cho đến khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm để tránh những biến chứng muộn có thể xảy ra như lé, cận thị nặng, tăng nhãn áp, bong võng mạc. Tổng quan bệnh Mù mắt
Nguyên nhân bệnh Mù mắt
Triệu chứng bệnh Mù mắt
Đối tượng nguy cơ bệnh Mù mắt
Phòng ngừa bệnh Mù mắt
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Mù mắt
Các biện pháp điều trị bệnh Mù mắt