Lỗ tiểu đóng thấp là gì? Lỗ tiểu đóng thấp là một dị tật bẩm sinh tại lỗ tiểu của bé trai, khi mà lỗ tiểu nằm thấp hơn vị trí bình thường. Tình trạng này xảy ra khi niệu đạo của trẻ quá ngắn, khiến cho lỗ tiểu nằm xa đỉnh quy đầu, thay vì niệu đạo mở ra đầu dương vật thì nó lại mở ra ở thân dương vật, trong đó chủ yếu là mở ra ở phần dưới thân dương vật. Khoảng cách giữa lỗ tiểu và đỉnh quy đầu càng lớn thì bệnh càng nặng, điều trị càng khó khăn. Lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai là một dị tật khá thường gặp, chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ trai. Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị có thể gây vô sinh về sau, đặc biệt đối với lỗ tiểu thấp ở giữa thân dương vật hay ở gốc bìu kèm theo tình trạng cong dương vật. Trẻ bị lỗ tiểu đóng thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì. Tuy nhiên, có một tỷ lệ khá cao trẻ sinh ra bị lỗ tiểu đóng thấp bẩm sinh. Các yếu tố di truyền, nội tiết hay môi trường được cho là có liên quan với dị tật lỗ tiểu thấp ở trẻ. Lỗ tiểu ở vị trí thấp hơn so với bình thường ở đầu dương vật. Dựa vào vị trí của lỗ tiểu sau khi dương vật đã được sửa thẳng, lỗ tiểu đóng thấp được chia làm 3 thể: Thể trước (nhẹ): 50% Thể giữa (trung bình): 20% Thể sau (nặng): 30% Tia tiểu không thẳng về phía trước mà bị lệch xuống dưới hoặc ra sau. Nếu lỗ tiểu quá gần gốc dương vật thì bệnh nhân không đứng tiểu được. Dương vật cong khi cương. Da quy đầu bị thiếu ở mặt bụng nhưng lại bị thừa ở mặt lưng. Có thể có các bệnh kèm ở vùng sinh dục như: thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, bìu chẻ đôi, chuyển vị dương vật bìu (dương vật thấp so với bìu), rối loạn phát triển giới tính. Rối loạn tâm lý: Trẻ có thể bị mặc cảm, tự ti về bất thường lỗ tiểu nếu không được điều trị sớm. Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân gây dị tật lỗ tiểu đóng thấp, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh: Tiền sử gia đình có người bị dị tật lỗ tiểu thấp. Trẻ được sinh ra khi bà mẹ đã hơn 40 tuổi. Trong quá trình mang thai, mẹ của trẻ tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ cũng không thể loại trừ được khả năng mắc bệnh. Bệnh có thể được hạn chế phần nào nếu tránh được các yếu tố nguy cơ của bệnh như: phụ nữ mang thai cần tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động cũng như tránh xa các hóa chất độc hại; phụ nữ tránh mang thai sau 40 tuổi;... Lỗ tiểu đóng thấp là một bệnh bẩm sinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, bà mẹ cần theo dõi các bất thường về cơ quan sinh dục của trẻ cũng như bất thường khi trẻ đi tiểu,.. để đưa trẻ đến bác sĩ sớm nhất có thể, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu - nam học sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng để có định hướng cho việc chẩn đoán. Tầm soát bất thường nhiễm sắc thể: Dị tật lỗ tiểu đóng thấp thể nặng thường trên nền của một tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, vì vậy những trường hợp này cần được tầm soát nhiễm sắc thể để phát hiện có bất thường hay không. Các xét nghiệm khác: Siêu âm, nội tiết, tinh dịch đồ có thể được chỉ định để đánh giá chức năng của bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân đến khám vì vô sinh nghi do dị tật lỗ tiểu đóng thấp. Phẫu thuật lỗ tiểu đóng thấp Điều trị chủ yếu của dị tật lỗ tiểu đóng thấp là phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh, nắm rõ về vi phẫu cũng như nắm bắt tâm lý của trẻ. Trẻ mắc bệnh nên được can thiệp phẫu thuật từ 3 đến 6 tháng tuổi, và không nên phẫu thuật muộn sau 18 tháng tuổi. Điều này sẽ nâng tỷ lệ thành công của điều trị lên cũng như tránh mặc cảm cho trẻ sau này. Tuy nhiên, đối với trẻ trai có dương vật nhỏ thì được phẫu thuật trễ hơn. Phẫu thuật cũng không chống chỉ định ở người trưởng thành. Mục đích phẫu thuật: đưa lỗ tiểu về đỉnh quy đầu, tạo hình dáng thẳng cho dương vật; tránh việc trẻ bị mặc cảm khi lớn lên; giảm thiểu nguy cơ vô sinh sau này. Số lần phẫu thuật: Hầu hết dị tật lỗ tiểu đóng thấp được chỉnh sửa chỉ trong một lần mổ, ngoại trừ một số trường hợp nặng thì bệnh nhân cần được mổ 2 lần. Biến chứng sau mổ: rò niệu đạo là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật điều trị dị tật lỗ tiểu thấp (10-20%). Ngoài ra bệnh nhân có thể bị hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo,... sau mổ. Tổng quan bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Nguyên nhân bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Triệu chứng bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Đối tượng nguy cơ bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Phòng ngừa bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lỗ tiểu đóng thấp
Các biện pháp điều trị bệnh Lỗ tiểu đóng thấp