Lệch khớp cắn là gì? Khớp cắn chuẩn là khớp cắn mà hàm răng đạt tiêu chuẩn cân đối, đều đẹp giữa 2 hàm. Tuy nhiên khi răng mọc không đúng thế, chiều và phương, đặc biệt ở những răng trước sẽ dẫn đến bệnh sai lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn là sự tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới cũng như tỷ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau trong trạng thái nghỉ và khi nhai của răng, xương hàm. Có các nguyên nhân chính sau gây ra bệnh sai lêch khớp cắn: Do di truyền chiếm đến 70%, bệnh nhân bị mất răng sữa sớm hoặc do thói quen mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả kéo dài; Do thương tích, tai nạn dẫn đến sai lệch khớp cắn; Chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc phục hình phẫu thuật thẩm mỹ không chuẩn; Biến chứng do mất răng dẫn đến răng mọc lệch toàn hàm; Tác hại của bệnh lệch khớp cắn Bệnh sai lệch khớp cắn để lại nhiều Người bị sai lệch khớp cắn dẫn đến khó khăn khi nhai và phát âm. Trong một số trường hợp bị lệch nặng dẫn đến khớp cắn hở, phanh lưỡi bám thấp làm cho hoạt động của các cơ hàm quá mức dẫn đến tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, đây chính là nguyên nhân của những cơn đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương. Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn khiến cho những chiếc răng lệch lạc dễ bị chấn thương, bệnh nha chu và sâu răng, nếu không điều trị kịp thời có thể dễ dàng bị chấn thương răng cửa trên hoặc làm gãy răng và chết tủy Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn sẽ rất dễ bị mặc cảm, tự ti về ngoại hình, hạn chế trong giao tiếp với bên ngoài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như công việc Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhân mắc bệnh sai lệch khớp cắn như sau: Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc trên cùng hàm; Răng mọc lệch đặc biệt là phần trung tâm của răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng; Xuất hiện khoảng trống giữa các răng hàm hoặc tỉ lệ của răng mọc cách xa nhau; Răng hàm dưới mọc bao ra phía răng hàm trên; Răng hô vẩu do răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới; Răng khớp cắn bị hở, khi cắn phần hàm trên khít nhau nhưng răng cửa của hai hàm lại có một khoảng hở. Bất kỳ người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh sai lệch khớp cắn. Để phòng ngừa bệnh sai lệch khớp cắn, có thể theo dõi các khớp cắn của trẻ từ nhỏ để hạn chế các nguy cơ gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời Để chẩn đoán chi tiết các mức độ sai lệch của khớp cắn có thể sử dụng biện pháp chụp X-Quang. Thông qua biện pháp chụp X-Quang có thể chẩn đoán chi tiết mức độ sai lệch của khớp cắn. Niềng răng: đây là phương pháp có thể mang lại hiệu quả cao với những trường hợp lệch khớp cắn do răng. Bằng các khí cụ chỉnh nha, các nha sĩ tác động lên răng để kéo răng về vị trí như mong muốn. Phương pháp niềng răng có thể sử dụng cho các trường hợp sai khớp cắn do xương. Với những hiệu quả mà phương pháp này mang lại, niềng răng được rất nhiều các nha sĩ khuyên dùng để chữa trị các bệnh về răng. Phẫu thuật hàm. Đây là phương pháp được thực hiện với những bệnh nhân bị sai khớp cắn nặng, sai khớp cắn do xương. Với phương pháp này, bác sĩ thực hiện cắt xương hàm, sau đó di chuyển xương hàm đế vị trí mong muốn.Tổng quan bệnh Lệch khớp cắn
Nguyên nhân bệnh Lệch khớp cắn
Triệu chứng bệnh Lệch khớp cắn
Đối tượng nguy cơ bệnh Lệch khớp cắn
Phòng ngừa bệnh Lệch khớp cắn
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lệch khớp cắn
Các biện pháp điều trị bệnh Lệch khớp cắn