Hồng ban nút (tên tiếng Anh là Erythema nodosum) là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da (panniculitis) biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân. Cơ chế bệnh sinh chưa biết rõ, thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là sự đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau (tình trạng nhiễm khuẩn, sử dụng một số thuốc) hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi có thể không rõ nguyên nhân. Ở Việt nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và điều trị nguyên nhân khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ 3-7 nữ/1 nam, ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40. Vậy hồng ban nút là gì và hồng ban nút có nguy hiểm không, sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới. Hồng ban nút được xác nhận thuộc type phản ứng chậm đối với các loại dị nguyên khác nhau. Hình thái phù, cần phải được xem xét đến việc xuất hiện kháng thể dịch thể quanh mạch máu của da. Ở 24 giờ đầu, sự kết hợp giữa kháng thể và sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ nó giống như viêm mạch dị ứng. Khi muộn hơn là sự kết hợp giữa kháng thể dịch thể và phổ biến là sự thâm nhiễm tế bào đơn nhân. Đến nay, các nhà chuyên môn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra hồng ban nút. Người ta biết rằng bệnh thường xảy ra ở người mang gene HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Bệnh căn phổ biến của bệnh hồng ban nút ở Mỹ và Bắc Âu là nhiễm liên cầu, sarcoidosis và lao da.. Nhiễm khuẩn liên cầu trùng: là căn nguyên phổ biến của bệnh (đặc biệt hay gặp ở nước Anh). Bởi vì thường có biểu hiện bằng viêm đường hô hấp cấp tính trước, sau đó mới có tổn thương ở da. Nhưng không phải tất cả các trường hợp đều do liên cầu trùng bởi vì có một số trường hợp không điều trị được bằng kháng sinh. Căn nguyên do lao: luôn là yếu tố quan trọng ở trẻ em và người trẻ. Bệnh hồng ban nút xuất hiện sau 6 tuần nung bệnh. Nhưng hiện nay ở Mỹ và Tây Âu, căn nguyên này là hiếm và không thấy ở bệnh nhân dưới 30 tuổi, còn trên 30 tuổi vẫn còn gặp căn nguyên này. Sarcoidosis: nguyên nhân gây bệnh do sarcoidosis và lao ngày càng ít ở các nước phương tây. Ngày nay, phần lớn các tác giả thừa nhận hồng ban nút là một biến dạng của sarcoidosis. Điều đó được chứng minh bằng tiêu bản mô bệnh học hoặc phản ứng Kevin (+). Do vi rút, chất độc: trong các năm gần đây, người ta thừa nhận vai trò của chất độc và vi rút gây ra ban đỏ nút. Các loại nhiễm trùng khác: như các loại giả lao. Do nấm: blastomycosis, Coccidioidomycosis, T. verrucosum. Do thuốc: sulphonamides. Đặc biệt trẻ em bị lao mà ta điều trị bằng sulphonamides rất dễ bị hồng ban nút. Ngoài ra, còn có một số loại kháng sinh cũng hay gây ra bệnh này. Do ký sinh trùng đường ruột: hồng ban nút do ký sinh trùng đường ruột cũng được nhận thấy với tỉ lệ 14/625, 8/465, 8/415. Bệnh nội tạng: bệnh máu ác tính, Hodgkin cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nhưng thông thường chỉ quan sát thấy khi vật lý trị liệu. Hồng ban nút trong Leprosum:Hồng ban nút hay gặp trong bệnh phong ác tính. Biểu hiện chung là trạng thái suy sụp, sốt rét... Tổn thương rải rác nhiều nơi, sẩn có thể trở thành teo hoặc loét với giả mạc màu vàng. Tổn thương này thường kéo dài do phản ứng miễn dịch dịch thể (phát hiện kháng thể IgG týp Arthus). Hình ảnh lâm sàng rất đa dạng: nổi thành nhiều đợt, sẩn nút hoặc nút ở hạ bì. Da ở phía trên tổn thương nổi gờ lên, màu hồng, đỏ hoặc đỏ tím, nắn đau. Các sẩn nút có khi nổi dọc theo đường mạch máu. Trường hợp đặc biệt phía trên sẩn nút có thể tạo thành phỏng nước hoặc loét hoại tử. Ở vùng mông, lưng, hai bên hông hoặc chi dưới thường có mảng vân hình lưới màu tím hoặc xanh tím (màng livedo) đi đôi có giãn các mao mạch dưới da tạo thành những mảng bầm tím , những đám phù nề, có thể kèm theo tổn thương u cục hoặc loét niêm mạc. Có thể có tổn thương thần kinh trung ương gây động kinh, liệt 2 hoặc 4 chi, có thể chỉ ở một bên; hôn mê hoặc tổn thương thần kinh ngoại vi; viêm một hoặc nhiều dây thần kinh, nhất là thần kinh chi dưới, có thể kèm theo tổn thương cơ, co cứng cơ hoặc liệt cơ, viêm đa cơ (polymyositis); nắn vào các cơ bệnh nhân thấy đau buốt, hạn chế đi lại cử động, có thể kèm theo đau nhức ở các khớp. Mệt lả, sốt dai dẳng, bạch cầu tăng cao, tốc độ lắng máu cao, bạch cầu ái toan tăng cao đến 70%. Có thể có những triệu chứng đi ngoài ra máu, nôn mửa, đau bụng cấp, tắc mạch máu mạc treo hoặc viêm tụy cấp, viêm thận, trụy tim mạch, viêm cơ tim. Nói chung đây là một bệnh hệ thống, ngoài da chỉ là một phần biểu hiện, bệnh hay tái phát. Hồng ban nút là bệnh da liễu với các tổn thương da màu đỏ hoặc tím, có nguyên nhân khá phức tạp nhưng cũng xuất phát từ hệ miễn dịch. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Tỷ lệ bệnh: ở nước Anh, vùng bán nông thôn có tỷ lệ bệnh là 2,4/10.000 dân. Ở bệnh viện U. K, tỉ lệ bệnh này chiếm 0,5% các bệnh nhân da liễu. Ở Slovenia, quan sát 4 năm thấy bệnh chiếm 1% tất cả bệnh nhân của bệnh viện, mà phần lớn trong số đó căn nguyên là do liên cầu trùng. Chủng tộc và địa lý cũng gây ra các tỉ lệ bệnh khác nhau giống như bệnh Coccidioidomycosis, lao da hay bệnh nhiễm trùng khác. Tần số theo giới: quan sát thấy bệnh gặp ở cả 2 giới nhưng thông thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ số 6 - 7/1. Tần số theo lứa tuổi : bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20 - 30 (trùng hợp với bệnh sarcoidosis). Nhưng ở Mỹ, bệnh hay gặp ở 40 - 50 tuổi, trong khi đó nhóm bệnh sarcoidosis vẫn ở nhóm người trẻ. Ở trẻ em phần lớn bệnh có liên quan tới căn nguyên do lao và liên cầu trùng. Còn đối với ở lứa tuổi khác yếu tố này không rõ. Tần số theo mùa, xã hội: phần lớn các bệnh nhân thấy bệnh xuất hiện ở 6 tháng đầu năm. Người ta chưa giải thích được điều này. Không thấy sự khác nhau về tỉ lệ ở vùng sản xuất công nghiệp và vùng nông thôn. Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm được phương pháp phòng ngừa bệnh hồng ban nút. Do đó, người bệnh khi có các triệu chứng của bệnh hồng ban nút, hãy đến cơ sở Y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ khám các dấu hiệu bên ngoài của bệnh hồng ban nút: Hồng ban nút: ban màu đỏ, dạng u cục, sẩn cứng. Hình thái hồng ban nút : những u cục có thể nhìn hoặc sờ thấy ở dưới da, hình tròn; kích thước có thể dao động từ 1-10 cm đường kính, thường gặp khoảng 1- 2 Sẩn cục này rắn, ít di động, xung quanh các cục sưng nề. Đôi khi nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn. Vị trí : mặt trước cẳng chân, hai bên, đối xứ Các nốt có thể xảy ra bất cứ nơi nào có chất béo dưới da, bao gồm cả đùi, cánh tay, thân, mặt, song hiếm gặp như ở chi trên, ở mặt và vùng cổ. Tiến triển: ban đa dạng, tuổi khác nhau với màu sắc thay đổi như đám xuất huyết dưới da (chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt, và cuối cùng là màu xanh lá cây). Ban biến mất trong vòng từ 10-15 ngày, không để lai sẹo hay di chứng teo Triệu chứng phối hợp: Hồng ban nút ban đỏ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng tương tự như cúm, sốt và cảm giác mệt mỏi. Đau khớp, viêm màng hoạt dịch và cảm giác cứng khớp, có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với tổn thương da, và có thể kéo dài đến 6 tháng Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng Hội chứng viêm: tốc độ máu lắng giờ đầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Mô bệnh học : Sinh thiết tổn thương da chỉ được chỉ định trong trường hợp không điển hình. Kết quả cho thấy tình trạng viêm có vách của các tế bào mỡ dưới da (panniculitis) cấp tính hoặc mãn tính tại tổ chức mỡ và xung quanh các mạch máu. Phân lập liên cầu khuẩn tan huyết beta từ dịch lấy từ họng, xét nghiệm ASLO Test Mantoux, X quang phổi (đôi khi cần chụp CT phổi) và phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn BK khi nội soi phế quản. X quang phổi: Hạch rốn phổi một bên thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính; hạch rốn phổi hai bên thường kết hợp với sarcoidosis. Thể không điển hình: Sinh thiết tổn thương Phân biệt các ban trong viêm da bán cấp hoặc mạn tính. Giai đoạn đầu cần phân biệt : Viêm quầng (erysipelas), vết côn trùng cắn, sẩn mề đay cấp tính, viêm tắc tĩnh mạch nông, viêm tắc tĩnh mạch dạng nốt. Giai đoạn tiến triển cần phân biệt với viêm nút quanh động mạch; viêm mạch hoại tử… Điều trị hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3-6 tuần. Cần điều trị nguyên nhân (lao, liên cầu) nếu phát hiện được nguyên nhân. Thalidomide được chỉ định trong trường hợp hồng ban nút do Mycobacterium leprae (bệnh phong). Điều trị triệu chứng bao gồm các biện pháp dưới đây. Nghỉ tại giường, nâng cao chân, sử dụng tất đàn hồi như trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới có thể cải thiện triệu chứng phù chân. Thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau (nếu cần) Nếu do nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh liều cao. Nếu do lao: điều trị như với lao da hoặc lao nội tạng, không cần xử trí thuốc ngoài da. Dùng corticoid với liều trung bình, sau đó giảm dần và dùng liều củng cố lâu dài. Dùng kháng histamin không đặc hiệu.Tổng quan bệnh Hồng ban nút
Nguyên nhân bệnh Hồng ban nút
Triệu chứng bệnh Hồng ban nút
Triệu chứng ngoài da:
Triệu chứng thần kinh, cơ:
Triệu chứng toàn thân và nội tạng:
Đường lây truyền bệnh Hồng ban nút
Đối tượng nguy cơ bệnh Hồng ban nút
Phòng ngừa bệnh Hồng ban nút
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hồng ban nút
Các biện pháp điều trị bệnh Hồng ban nút