Hội chứng Volkmann là tình trạng co rút các chi, phổ biến nhất là ngón tay, cổ tay gây biến dạng kiểu móng vuốt do thiếu máu nuôi dưỡng. Động tác duỗi thụ động của các ngón tay bị giới hạn và gây đau đớn. Bệnh được đặt tên theo vị bác sĩ người Đức Richard von Volkmann (1830-1889) là người đầu tiên mô tả hội chứng Volkmann. Ban đầu, ông cho rằng tổn thương thần kinh là nguyên nhân gây bệnh vì sự co rút cơ xảy ra xuất hiện đồng thời với triệu chứng liệt. Sau các chấn thương như gãy xương, dập nát phần mềm, bỏng, đứt mạch máu, tuần hoàn lưu thông đến bàn tay thường bị giới hạn, không cung cấp đủ oxy nuôi dưỡng cơ bắp, thần kinh và các tế bào mạch máu, dẫn đến co rút ngón, biến dạng bàn tay. Hội chứng Volkmann là một rối loạn không quá phổ biến, tỷ lệ mắc phải chỉ khoảng 0,5% dân số. Tình trạng rối loạn này thường xảy ra ở trẻ em, chiếm đa số là độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi. Hội chứng Volkmann cũng có thể xảy ra ở chân. Nguyên nhân gây ra hội chứng Volkmann là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các khu vực sâu nằm trong khoang gân xương của chi. Đây là khoang kín, có khả năng giãn nở kém và khá chật chội. Bất kỳ một tổn thương nào làm gia tăng áp lực bên trong khoang đều dễ dẫn đến hội chứng chèn ép khoang cấp tính. Máu chảy do chấn thương hoặc các dị dạng mạch máu chảy vào bên trong làm gia tăng thể tích của các tổ chức trong khoang nhưng khoang gân xương không thể giãn nở ra được. Kết quả là áp lực của khoang tăng cao; gây thiếu máu nuôi dưỡng vùng chi. Các nguyên nhân khác của hội chứng Volkmann với cơ chế tương tự có thể là: Phì đại cơ Quá trình tăng sinh u Huyết khối tĩnh mạch Bỏng Albumin máu thấp Động kinh Phẫu thuật Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do khoang gân cơ bị giảm thể tích và tăng áp lực do các tác động từ bên ngoài như mang nẹp hay bó bột quá chặt. Sự biến dạng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của chi trên, liên quan đến các cơ gấp khuỷu tay, cơ cánh tay quay. Gấp cổ tay, gấp và dạng ngón cái, cơ duỗi khớp bàn ngón tay và cơ gấp đốt ngón tay. Hội chứng Volkmann có thể được phân loại mức độ nặng dựa theo các triệu chứng lâm sàng như: Mức độ nhẹ: có 2 hoặc 3 ngón tay biến dạng, cảm giác bình thường hoặc giảm nhẹ Mức độ trung bình: co rút tất cả các ngón tay, ngón tay cái hướng vào lòng bàn tay. Người bệnh thường mất cảm giác Mức độ nặng: tất cả các cơ co và duỗi ở cẳng tay đều bị ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Volkmann thường đi kèm với biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang với 5 đặc điểm: Đau: Khi thăm khám, bác sĩ thực hiện động tác duỗi các ngón sẽ khiến bệnh nhân cảm giác đau tăng lên. Nhợt nhạt: chi bị ảnh hưởng thường có màu sắc trắng nhợt, xanh xao Không bắt được mạch: bác sĩ không cảm nhận được mạch đập khi thăm khám ở cẳng tay. Dị cảm: người bệnh có thể có cảm giác kiến bò, tê rần hoặc mất, giảm cảm giác Liệt: chi tổn thương có thể mất chức năng. Đau là triệu chứng sớm nhất và đáng tin cậy nhất. Vô mạch và liệt là các dấu hiệu muộn hơn, tiên lượng nặng nề hơn. Hội chứng Volkmann không lây lan từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc với nhau. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Những người có các tổn thương ở chi làm tăng khả năng mắc phải hội chứng Volkmann như sau: Gãy xương: nhất là nhóm xương ở vùng cẳng tay và cẳng chân. Đây là 2 vị trí dễ xảy ra hội chứng chèn ép khoang. Gãy xương trên lồi củ xương cánh tay là nguyên nhân khá phổ biến. Tổn thương đụng dập phần mềm nhiều Rối loạn đông chảy máu Dị dạng mạch máu bẩm sinh hay mắc phải Bỏng Tập thể dục quá sức Phẫu thuật Tiêm thuốc không đúng chỉ định Các biện pháp phòng ngừa hội chứng Volkmann cần đạt được mục tiêu bảo đảm lưu thông tuần hoàn sau tổn thương và giảm áp lực trong khoang gân cơ. Một số biện pháp được cho là có hiệu quả như: Tập vận động từ từ sau phẫu thuật Vận dụng các bài tập duỗi thụ động tương ứng với vùng tổn thương Tăng cường sức cơ, nhất là các cơ đối vận Cần xẻ dọc khi bó bột ở vùng cẳng tay, cẳng chân Thực hiện các biện pháp chẩn đoán sớm hội chứng chèn ép khoang để điều trị kịp thời. Ngoài việc thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác một trường hợp mắc hội chứng Volkmann cần phối hợp các phương tiện cận lâm sàng sau: Đo áp lực khoang: bác sĩ có thể tiến hành đo áp lực bên trong khoang của chi bị tổn thương để xác định hội chứng chèn ép khoang bằng nhiều cách như kim đo áp lực, ống mềm, … Siêu âm mạch máu: xác định mức độ tưới máu một cách chính xác hơn, giúp phân biệt với bệnh lý khác và tìm các nguyên nhân liên quan tới hệ tuần hoàn. Tiếp cần ban đầu trong điều trị hội chứng Volkmann cần tuân thủ các nguyên tắc: Tháo bỏ các nẹp chặt hoặc bột bó Điều trị giảm đau là chính yếu trong các trường hợp mãn tính. Vật lý trị liệu và trị liệu nghề nghiệp là các phương pháp thiết yếu để cải thiện tầm vận động của các khớp, giúp người bệnh sớm khôi phục lại chức năng. Để ngăn ngừa sự phát triển của hội chứng Volkmann, giải nén bằng rạch da, cân là vấn đề cần được ưu tiên thực hiện, nhất là trong các trường hợp nguy cơ cao. Rạch da và cân thường được tiến hành khi áp lực bên trong khoang lớn hơn 30 mmhg. Khi co rút cơ đã xảy ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng Volkmann: Mức độ nhẹ: cần phối hợp sử dụng nẹp động, vật lý trị liệu và phẫu thuật kéo dài gân để cải thiện chức năng. Mức độ trung bình: phẫu thuật phân giải thần kinh, nối gân duỗi có thể được thực hiện. Mức độ nặng: cần can thiệp sâu hơn và đặc hiệu hơn. Các mô xơ sẹo cần được loại bỏ để sửa chữa các biến dạng. Phẫu thuật thường mang lại kết quả tốt. Bệnh nhân có thể khôi phục lại đặc điểm giải phẫu và chức năng để quay trở lại cuộc sống bình thường.Tổng quan bệnh Hội chứng Volkmann
Nguyên nhân bệnh Hội chứng Volkmann
Triệu chứng bệnh Hội chứng Volkmann
Đường lây truyền bệnh Hội chứng Volkmann
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Volkmann
Phòng ngừa bệnh Hội chứng Volkmann
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Volkmann
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Volkmann
Điều trị bảo tồn hội chứng Volkmann
Điều trị phẫu thuật hội chứng Volkmann