Giun kim, tên khoa học Enterobius vermicularis, là một loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của người. Nhiễm giun kim là một trong những bệnh ký sinh trùng ở người khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, nên việc phòng ngừa không hề đơn giản. Giun kim dài bao nhiêu? Giun cái dài khoảng 10mm, giun đực thì nhỏ hơn. Giun kim sống ở đâu? Giun kim có thể kí sinh trong đường tiêu hóa người, đôi khi đi lạc chỗ đến các cơ quan khác như cơ quan sinh dục, tiết niệu, hô hấp,... Dịch tễ giun kim Nhiễm giun kim ở trẻ nhỏ thường gặp hơn so với người lớn, nữ nhiều hơn nam, và thành thị có tỷ lệ nhiễm cao hơn nông thôn. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim có sự khác nhau giữa các vùng miền, cao nhất ở Tây Nguyên với 50% người dân bị nhiễm giun kim, Bắc Bộ khoảng 29-43%, Nam Bộ khoảng 16-47%, miền Trung là 7.5%. Trứng giun kim có thể ở ngoài môi trường một thời gian sau khi rời khỏi cơ thể người. Như đã đề cập ở trên, giun kim là tác nhân gây bệnh. Cụ thể, trứng và ấu trùng giun kim là nguyên nhân trực tiếp. Người ăn phải trứng có ấu trùng giun kim là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị nhiễm giun kim. Giun kim ở người Sau khi xuống đến dạ dày, ấu trùng phát triển thành giun kim trong vòng 6h, rồi đi xuống ruột non và trưởng thành 2 tuần sau đó. Giun kim trưởng thành đến ký sinh tại đoạn cuối hỗng tràng, hồi tràng, manh tràng, ruột thừa và phần đầu đại tràng lên. Ở điều kiện bình thường, hầu như chúng bám lỏng lẻo vào thành ruột mà không có sự xâm nhập xuống phía dưới. Sau khi giao hợp, giun đực chết đi, giun cái xuống rìa hậu môn để đẻ trứng, khiến cho niêm mạc hậu môn bị kích thích gây ngứa ngáy. Trung bình một con giun kim cái đẻ khoảng 4.000 đến 200.000 trứng. Tuổi thọ trung bình của một giun trưởng thành khoảng 1-2 tháng. Trứng giun kim sau khi được đẻ ra phát triển thành trứng có ấu trùng sau 4-8h, và được thải ra ngoài theo phân. Ngoài ra, ấu trùng có thể được hình thành ngay tại hậu môn sau đó chui lên ruột lại để phát triển. Một số trường hợp nhiễm giun kim không có biểu hiện gì trên lâm sàng. Các triệu chứng dai dẳng thường gặp của bệnh bao gồm: Triệu chứng tiêu hóa Ngứa hậu môn: thường vào buổi tối, lúc đi ngủ do giun kim cái đẻ trứng ở rìa hậu môn. Bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, rìa hậu môn sưng đỏ. Rối loạn tiêu hóa: phân thường lỏng hoặc nát, có thể có nhầy, máu. Chán ăn, ăn không tiêu. Buồn nôn, nôn. Đau bụng âm ỉ. Triệu chứng thần kinh Cáu gắt, bứt rứt Khó ngủ, khóc đêm. Triệu chứng tiết niệu Đái dầm ở trẻ. Các triệu chứng khác của nhiễm giun kim Giun kim có thể đi lạc chỗ vào đường sinh dục của cả nam lẫn nữ gây nên chứng di tinh ở nam, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở nữ (do mang theo vi sinh vật gây bệnh). Ngoài ra nhiễm giun kim có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Giun kim có thể đi lạc chỗ đến phổi, hốc mũi, thực quản,... biểu hiện các triệu chứng của viêm phổi, hốc mũi, viêm thực quản,... Viêm ruột thừa, thủng ruột là biến chứng của nhiễm giun kim Đường tiêu hóa: trẻ nhiễm giun kim có thể ngứa hậu môn và đưa tay gãi, sau đó dùng tay này cầm nắm thức ăn, đồ uống, vô tình đưa trứng giun kim vào lại miệng và tiếp tục chu trình của giun kim trong cơ thể người. Các vật dụng như đồ chơi, bút viết cũng có thể có trứng giun từ bàn tay của trẻ nhiễm giun kim, điều này làm lây truyền giun kim ở những nơi đông đúc, chật chội như nhà trẻ. Nhiễm giun kim ngược dòng: Ấu trùng giun kim nở ra từ trứng có thể chui ngược lên lại ruột và tiếp tục phát triển và gây bệnh. Trẻ em là đối tượng nguy cơ của nhiễm giun kim, lứa tuổi thường dễ nhiễm giun kim nhất là từ 5-9 tuổi . Thống kê cho thấy, nữ mắc nhiều hơn nam giới, thành phố có tỷ lệ nhiễm giun kim cao hơn nông thôn, đặc biệt là ở những nơi đông đúc chật chội như nhà trẻ, trường mầm non. Giun kim là một bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây: Giữ vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; trẻ nhỏ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Không cho trẻ mút tay, tránh gãi quanh hậu môn. Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ; các đồ dùng, đồ chơi của trẻ cũng cần được cọ rửa, làm sạch; vệ sinh toilet kỹ lưỡng. Tẩy giun định kỳ. Khi nhiễm giun cần phải được điều trị triệt để. Các triệu chứng thường gặp như ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu đưa trẻ đi khám để được phát hiện bệnh. Phụ huynh có thể tìm thấy trứng giun kim ở các kẽ hậu môn của trẻ bằng cách dùng đèn pin để kiểm tra hậu môn của trẻ sau khi trẻ đi ngủ một vài tiếng. Xét nghiệm tìm trứng giun kim ở các kẽ hậu môn: bác sĩ có thể dùng miếng băng dán để dán vào rìa hậu môn của trẻ, sau đó gỡ ra, nhìn dưới kính lúp hoặc kính hiển vi xem thử giun kim hoặc trứng có dính vào băng dính hay không. Nên làm xét nghiệm này vào sáng sớm trước khi trẻ đi vệ sinh và tắm rửa. Thuốc Albendazole và Mebendazole được chỉ định điều trị nhiễm giun kim cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều lượng: Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400mg liều duy nhất, điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều như cũ (Áp dụng cho cả trẻ em và người lớn). Chống chỉ định: trẻ nhỏ <2 tuổi, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ cho con bú, hoặc người có tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc,... Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan, suy thận. Nên điều trị hàng loạt nếu tập thể bị nhiễm cao. Tổng quan bệnh Giun kim
Nguyên nhân bệnh Giun kim
Triệu chứng bệnh Giun kim
Đường lây truyền bệnh Giun kim
Đối tượng nguy cơ bệnh Giun kim
Phòng ngừa bệnh Giun kim
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Giun kim
Các biện pháp điều trị bệnh Giun kim