Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm mắt) là bệnh mà thủy tinh thể (thành phần quan trọng của mắt giúp ánh sáng có thể đi qua, các tia sáng có thể hội tụ tại võng mạc khiến chúng ta có thể nhìn được mọi vật xung quanh) của hầu hết những người trên 40 tuổi bị vẩn đục, làm cho ánh sáng rất khó đi qua dẫn đến tầm nhìn bị mờ đi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù nhiều nhất. Với số liệu được lấy từ tổ chức WHO ( tổ chức y tế thế giới) , cứ mỗi năm số lượng người bị mù do đục thủy tinh thể lại tăng lên đáng kể mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị căn bệnh này trước đó, cụ thể là vào năm 2002, số người mù lòa do cườm mắt lên tới hơn 17 triệu, chiếm 47,8% trên tổng số 37 triệu người mù lòa toàn cầu. Đục thủy tinh thể thường phát triển theo một quá trình rất chậm và không gây đau đớn. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi tầm nhìn của bệnh nhân trở nên mờ một cách từ từ như nhìn qua một thấu kính mờ của máy ảnh. Khi bệnh tiến triển đến một giai đoạn nặng hơn sẽ cùng lúc xuất hiện các biểu hiện như: báo nhìn rõ hơn ngoài nắng. Ví dụ: Một số bệnh nhân có thể thấy một vòng sáng bao quanh ánh đèn hay ánh sáng chói từ mặt trời và đèn ô tô. Trong một số trường hợp có thể ghi nhận đục thủy tinh thể lệch, nghĩa là một bên mắt sẽ phát triển bệnh trước trong khi mắt còn lại vẫn nhìn bình thường. Xu hướng này sẽ dần tiến triển sang mắt thứ hai gây các triệu chứng tương tự.Tổng quan bệnh Đục thủy tinh thể
Nguyên nhân bệnh Đục thủy tinh thể
Triệu chứng bệnh Đục thủy tinh thể
Các biện pháp điều trị bệnh Đục thủy tinh thể