Bệnh chốc đầu (bệnh nấm ở cằm và bệnh nấm da đầu) là một tình trạng nhiễm trùng nông do nhiễm nấm với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bệnh còn có tên là sâu tròn do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc. Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh: Cần phân biệt chốc đầu ở trẻ sơ sinh do chốc đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc lây lan sang trẻ khác. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè khi thời tiết nóng dần lên. Do đó, khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu cần nhanh chóng cho trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu do một loại nấm có tên Dermatophytes. Loại nấm này phát triển mạnh trên các mô chết như móng tay, tóc, biểu bì da và ưa thích nơi ẩm, ấm áp do đó chúng phát triển mạnh mẽ trên da nhiều mồ hôi. Nếu người bị nhiễm nấm sống trong một tập thể và vệ sinh không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ lây lan sao của loại nấm này. Những dấu hiệu của bệnh chốc đầu có thể gặp như sau: Bệnh chốc đầu có lây không? Bệnh chốc đầu là một nhiễm trùng rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh đặc biệt ở trẻ em qua tiếp xúc từ người sang người qua tiếp xúc. Bệnh lây lan nhanh hơn nếu sử dụng chung các vật dụng với người bệnh như lược, mũ, đồ dùng trên giường. Bệnh nấm da đầu gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ em từ 4 – 14 tuổi và ít gặp ở người lớn. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc đầu như: Bệnh chốc đầu hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, thay quần áo, cắt móng tay thường xuyên; luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát, thấm mồ hôi. Cho trẻ chơi tại các nơi đầy đủ ánh sáng, tránh nơi ẩm ướt hạn chế chơi với động vật., đồ dùng và các nơi có chứa nguồn bệnh thường xuyên. Khi đã bị chốc đầu cần kiểm tra và tránh lây nhiễm cho thành viên trong gia đình, giữ trẻ tránh xa các nơi đông người và sinh hoạt chung cho tới khi hết bệnh. Ngoài ra, thành viên trong gia đình trẻ bị bệnh có thể cùng sử dụng dầu gội trị nấm để tránh việc lây lan và phát triển bệnh. Chẩn đoán bệnh chốc đầu kết hợp giữa việc kiểm tra các dấu hiệu trên lâm sàng, kiểm tra thói quen vệ sinh, môi trường sống và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị đặc trị bệnh chốc đầu như Griseofulvin và Terbinafine hydrochloride. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng dầu gội trị nấm kết hợp với thuốc uốn. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp. Tổng quan bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Nguyên nhân bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Triệu chứng bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Đường lây truyền bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Đối tượng nguy cơ bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Phòng ngừa bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)
Các biện pháp điều trị bệnh Chốc đầu (Nấm da đầu)