Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc. Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. Bệnh vảy nến có chữa trị được không? Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ. Nguyên nhân bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm: Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền. Yếu tố ngoại sinh: Sinh bệnh học của vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm: Chấn thương Stress kéo dài Bỏng nắng Phẫu thuật Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,... nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến Nhiễm trùng da Triệu chứng bệnh vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh có thể kể đến như sau: Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng. Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân. Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci. Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối. Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt. Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu. Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì. Vì là bệnh da liễu nên đa số mọi người thường lo lắng bệnh này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh này không lây nhiễm và cũng không lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến bao gồm: Những người nghiện rượu, thuốc lá. Những người bị diễm trùng da Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 30. Để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Những hành động sau có thể được áp dụng: Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo ý mình. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý. Giữ gìn vệ sinh da và thân thể. Khám da liễu định kỳ. Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương. Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy. Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh vảy nến dựa trên quan sát trực quan da, móng tay, và da đầu của bệnh nhân. Các bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu da để xét nghiệm nếu các dấu hiệu trực quan không rõ ràng. Bệnh vảy nến có chữa trị được không? Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của các biện pháp điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do vậy người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như sau: Điều trị tại chỗ: thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng thoa tại chỗ như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin. Điều trị toàn thân: thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine. Quang trị liệu: phương pháp này sử dụng tia sáng như tia UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào, từ đó tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương. Sử dụng thuốc sinh học có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này hiện nay vẫn còn rất đắt nên chưa được sử dụng rộng rãi.Tổng quan bệnh Bệnh vảy nến
Nguyên nhân bệnh Bệnh vảy nến
Triệu chứng bệnh Bệnh vảy nến
Đường lây truyền bệnh Bệnh vảy nến
Đối tượng nguy cơ bệnh Bệnh vảy nến
Phòng ngừa bệnh Bệnh vảy nến
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bệnh vảy nến
Các biện pháp điều trị bệnh Bệnh vảy nến