Áp xe quanh thận là gì? Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Bệnh áp xe thận bao gồm 2 thể trong đó: Áp xe thận vi thể : là thể áp xe thận nằm trong các mô thận, khá hiếm gặp và có thể dẫn đến bệnh suy thận; Áp xe thận đại thể: là thể áp xe thận mà ổ mủ trong các mô thận, có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận. Nguyên nhân áp xe thận là gì? Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận: Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong; Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận; Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận; Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận; Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận; Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh. Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh. Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu. Áp xe thận có nguy hiểm không? Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Áp xe thận là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 đến 10 người mắc bệnh áp xe thận, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chiếm 1/3 các ca áp xe thận. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe thận như: tiểu đường, mang thai, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh tự miễn. Để phòng ngừa bệnh áp xe thận, có thể áp dụng các biện pháp như: duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có chế độ tập luyện thể thao hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Có một số biện pháp để hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe thận như: sử dụng thuốc giảm đau nếu bị sốt, dùng nhiệt để giảm cảm giác áp lực hoặc đau, uống nhiều nước để giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Bạn không nên uống cà phê và rượu cho đến khi hết nhiễm trùng vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh nặng hơn. Để chẩn đoán áp xe thận, bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị, một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là: Xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu; Xét nghiệm máu để biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v; Chụp X-quang để quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn; Siêu âm để quan sát thấy áp xe xung quanh thận; Phương pháp CT và MRI để phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận Điều trị áp xe thận như thế nào? Sử dụng thuốc kháng sinh là cách điều trị đầu tiên cho nhiễm trùng thận. Thuốc kháng sinh có thể uống hoặc được bác sĩ tiêm qua tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển nếu bị đồng thời tăng huyết áp và áp xe thận; Sử dụng Metformin và insulin nếu bị tiểu đường và áp xe thận; Sử dụng phương pháp dẫn lưu dưới da được dẫn lưu từ bên ngoài và ống thông được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh hằng ngày. Tổng quan bệnh Áp xe thận
Nguyên nhân bệnh Áp xe thận
Triệu chứng bệnh Áp xe thận
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì?
Đường lây truyền bệnh Áp xe thận
Đối tượng nguy cơ bệnh Áp xe thận
Phòng ngừa bệnh Áp xe thận
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Áp xe thận
Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe thận