AIDS là gì? AIDS là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Những bệnh nhân bị AIDS có nguy cơ tử vong cao do những nhiễm trùng cơ hội gây ra nhiều biến chứng khó lường. AIDS là viết tắt của từ gì? AIDS là viết tắt của từ Acquired Immunodeficiency Syndrome được hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải Nguyên nhân gây bệnh AIDS là gì? Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể do các nguyên nhân như: quan hệ tình dục, sử dụng kim bị nhiễm HIV trước đó hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, truyền từ mẹ sang bào thai hoặc truyền qua em bé mới sinh và bú sữa mẹ. Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch suy yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV. Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau: Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên; Ngừng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn, trừ khi được bác sĩ cho phép; sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy; Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy; Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại); Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác. AIDS có mấy giai đoạn? Đến giai đoạn AIDS nghĩa là bệnh nhân đã trải qua 04 giai đoạn: Giai đoạn sơ nhiễm, giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, giai đoạn liên quan đến AIDS và giai đoạn bệnh AIDS. Hầu hết bệnh nhân bị AIDS không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù virus vẫn đang hoạt động. Đây có thể coi là một bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn. Một số người có biểu hiện giống bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi, phì đại các hạch bạch huyết. Nồng độ máu của các tế bào T CD4 dương (còn gọi là tế bào T4) hạ xuống. Có các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS như: cơ thể mệt mỏi, sụt cân, thường xuyên sốt, sốt kéo dài và đổ mồ hôi, nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài do nấm, trí nhớ trở nên kém đi. Có một số trường hợp bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt và có thể có một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. Bệnh nhân bị AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và u lympho (ung thư mô bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch). Bệnh AIDS có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua các con đường như: Sử dụng chung kim tiêm với người bị AIDS; Lây truyền từ mẹ sang con; Hiến máu, hiến tinh trùng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh AIDS như: Quan hệ tình dục không an toàn, có nghĩa là giao hợp âm đạo hoặc hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV; Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể; Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS. Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh. Để phòng ngừa bệnh AIDS, có thể kể đến các biện pháp sau: Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dụng an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình; Không sử dụng chất ma túy; Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với khu vực có nhiều người nghiện để tránh nguy cơ bị lây nhiễm; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sẽ cần thông qua bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm máu để phát hiện HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra cũng có thể phải sử dụng thêm những xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực. Uống thuốc có thể giúp hệ miễn dịch chống lại HIV, kiềm chế HIV phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng của bệnh. Duy trì chế độ, thói quen sinh hoạt điều độ cũng có tác dụng giảm diễn tiến của bệnh. Tổng quan bệnh AIDS
Nguyên nhân bệnh AIDS
Triệu chứng bệnh AIDS
Đường lây truyền bệnh AIDS
Đối tượng nguy cơ bệnh AIDS
Phòng ngừa bệnh AIDS
Các biện pháp chẩn đoán bệnh AIDS
Các biện pháp điều trị bệnh AIDS